Chú thích Đỗ_Thanh_Nhơn

  1. Trần Trọng Kim (1919), Việt Nam sử lược.
  2. Trích từ website: .
  3. Vùng tương ứng với đất các tỉnh Sông Bé, Đồng Nai và Vũng Tàu-Bà Rịa ngày nay (giải thích của GS. Nguyễn Khắc Thuần, tr. 75).
  4. Ba Giồng là ba gò đất cổ, chạy xuyên qua 2 huyện Kiến Hưng, Kiến Đăng, thuộc địa hạt trấn Định Tường. Ở đây, phía trước có sông dài ngăn trở, phía sau là vùng đồng lầy cỏ rậm. Nhơn lấy nơi này làm nơi đóng quân chứa lương, khi xảy ra việc nguy cấp có thể ẩn trú được. Nhà văn Sơn Nam cho biết thêm: Ba Giồng gồm một phần Long An ngày nay, ăn trọn vùng Mỹ Tho, bờ sông Tiền: không úng vào mùa lũ lụt, không kiệt mùa hạn, ruộng phì nhiêu, nước ngọt quanh năm, thêm vườn cây ăn trái, khí hậu tốt, thủy lợi gần như hoàn chỉnh trong buổi đầu nhờ sông rạch thiên nhiên. Nguyễn ÁnhTây Sơn cố tranh chấp vùng đất giàu tài lực, nhân lực nầy, ai chiếm được là có thể nắm phần thắng cuối cùng. (Đình miếu & lễ hội dân gian, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 250.
  5. Đỗ Thanh Nhơn xưng là Đông Sơn đại tướng quân trước tiên để tỏ rõ sự đối nghịch hết sức sâu sắc với Tây Sơn, như Đông đối với Tây.
  6. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Đại Nam thực lục, bản dịch, nhà xuất bản Giáo Dục, tập 1.
  7. Dẫn theo GS. Nguyễn Khắc Thuần, tr. 76.
  8. Có sách gọi Chiêu Thái, là ngọn núi nhỏ cách trấn Biên Hòa về phía nam hơn 11 dặm, nay thuộc xã Bình An, huyện Thuận An, Tỉnh Bình Dương.
  9. Ghi theo Việt sử tân biên (Quyển 3, tr. 337) và website Nguyễn Phước tộc . Trịnh Hoài Đức ghi năm Ất Mùi (1775)
  10. Nguyễn Ánh chưa chính thức xưng vưa, chỉ xưng giữ quyền coi việc nước.
  11. Chép theo Quốc triều chính biên toát yếu, tr. 29. Từ điển nhân vật lịch Việt Nam (bản in 1992, tr. 201) ghi tướng Nhơn bị giết chết ngày 23 tháng 3 năm Tân Sửu (tức 16 tháng 4 năm 1781).
  12. Trước năm 1975, tác giả Huỳnh Minh có tìm đến thăm mộ Đỗ Thanh Nhơn, và ông đã cho biết như sau: "Ngôi mộ Đỗ Thanh Nhân tọa lạc tại Phú Lâm (Sài Gòn) trong vuông đất của Hòa Đồng Tôn giáo, phía sau quốc lộ số 4 vô chừng hai trăm thước. Ngôi mộ này nằm trên một gò đất cao ráo, chung quanh có xây tường bằng ô dước, rêu phong cỏ mọc, trước có dựng một mộ bia bằng đá cẩm thạch khắc mấy dòng chữ nho như sau: Uy nghiêm tướng quân, Thần sách quân tả quân thống chế, gia cấp thị trung cần, Đỗ phủ quân thần mộ. Hiếu tử Hồng nhân lập thạch" (Định Tường xưa, Nhà xuất bản Thanh Niên, 2001, tr. 66)
  13. Hoàng Việt Long hưng chí, tr.87.
  14. Trong Hoàng Việt hưng long chí ghi là Thiêm Lộc, và rất có thể Thiêm Lộc tức Tống Phúc Thiêm (Nhà xuất bản Văn học, 1993, tr.87). Huỳnh Minh trong Vĩnh Long xưa (Nhà xuất bản Thanh Niên, 2002, tr. 71) và Từ điển nhân vật lịch sử" (tr. 486) đều cho rằng Tống Phúc Thiêm và Huỳnh Thiêm Lộc là hai người khác nhau.
  15. Từ điển nhân vật lịch sử, tr.201.
  16. Phạm Văn Sơn, Việt sử tân biên (Quyển 4, tr. 160).